Dùng que thử thai hay siêu âm là những phương pháp an toàn và chính xác để phát hiện khả năng mang thai ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm thông qua những thay đổi của cơ thể mình. Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết mình có mang thai hay không.
Mục lục
Máu báo thai:
Máu báo thai là hiện tượng chảy máu tương tự như chu kỳ kinh nguyệt, nhưng với lượng máu ít hơn. Đây được xem như là dấu hiệu mang thai sớm đặc trưng trong những tuần đầu của thai kỳ.
Khi phôi thai gắn kết và làm tổ trên niêm mạc thành tử cung, sẽ làm lớp niêm mạc này bị tổn thương và gây chảy máu, dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Máu báo thai thường xảy ra sau 3-4 ngày kể từ khi bạn bị chậm kỳ kinh nguyệt.
Chậm kinh:
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh, trong đó mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm trễ kinh nguyệt mà bạn nên để ý. Đặc biệt, nếu bạn bị trễ kinh khoảng sau 1 tuần từ khi phát sinh quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp bảo vệ thì khả năng cao hiện tượng chậm kinh này là dấu hiệu mang thai sớm.
Khi bạn mang thai, cơ thể sẽ sản xuất ra lượng lớn hormone hCG – là loại hormone có khả năng ngăn chặn quá trình kinh nguyệt diễn ra. Hormone này trong cơ thể sẽ tăng lên trong thời gian phôi được thụ tinh và gắn vào tử cung. Vì vậy khi mang thai, kinh nguyệt của bạn sẽ bị hormon này ảnh hưởng, làm chậm hoặc không xuất hiện trong suốt quá trình mang thai.
Nhạy cảm với mùi:
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường tăng sự nhạy cảm với một số mùi cụ thể như mùi tanh của cá biển, mùi dầu mỡ,…Vì vậy, khi ngửi thấy mùi thức ăn có thể gây ra cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu.
Tuy nhiên, cá biển lại là thực phẩm có hàm lượng omega 3 cao, rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ không muốn ăn thức ăn từ cá biển tươi, có thể tham khảo các thực phẩm bổ sung hàm lượng cao omega 3 từ cá biển như Ocean Mummy.
Sản phẩm thiết kế viên nang mềm, trong bảng thành phần chứa cả Omega 3, DHA, EPA, Sắt, Acid Folic, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể mà mẹ bầu chỉ cần bổ sung mỗi ngày 1 viên để tăng sức khỏe của cả bé và mẹ.
Buồn nôn:
Buồn nôn hay ốm nghén là một hiện tượng phổ biến của hơn một nửa số phụ nữ mang thai. Những triệu chứng thông thường của ốm nghén ở mẹ bầu có thể thấy là cảm giác buồn nôn, nôn, cùng với sự chán ăn hoặc không còn thích ăn những món ăn trước đây bản thân yêu thích.
Đa số triệu chứng này của mẹ bầu sẽ diễn ra vào buổi sáng nhưng cũng có nhiều người sẽ kéo dài suốt cả ngày.
Thông thường, ốm nghén bắt đầu xuất hiện từ khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Mặc dù đa số trường hợp có thể thuyên giảm vào khoảng tuần thứ 12, tuy nhiên tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn hoặc thậm chí trở lại vào giai đoạn khoảng tuần thứ 32.
Đầy hơi, khó tiêu:
Đầy hơi, khó tiêu là tình trạng đau và khó chịu do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Chứng khó tiêu xảy ra phổ biến hơn khi mang thai do áp lực của tử cung ngày càng lớn đè lên các cơ quan trong bụng.
Để giảm tình trạng bị ợ nóng, ợ chua, trào ngược thực quản hoặc khó tiêu, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn.
- Tránh ăn bữa khuya ngay trước khi đi ngủ.
- Ngủ kê thêm gối để đầu.
- Mặc quần áo rộng rãi.
- Hạn chế bất kỳ thực phẩm hoặc chất lỏng nào làm nặng thêm các triệu chứng như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu, trà,…
Đau ngực:
Một dấu hiệu mang thai sớm phổ biến khác là sự thay đổi về hình dạng của vòng 1, ngực của bạn có thể trở nên đau và ngứa ran giống cảm giác sắp đến kỳ kinh nguyệt.
Mặt khác, khi mang thai các tĩnh mạch dưới da vùng vú sẽ trở đậm màu và rõ ràng hơn. Núm vú cũng sẽ trở nên sẫm màu hơn để chuẩn bị cho quá trình cho con bú sau khi sinh.
Buồn ngủ:
Cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi hoặc kiệt sức là một trạng thái bình thường, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên mang thai. Sự thay đổi hormone, tăng nhiều hormone giới tính – progesterone trong cơ thể sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, và dễ dàng thay đổi cảm xúc như nổi giận, buồn bã,…
Hãy dành thời gian để thư giãn tinh thần, đảm bảo có một chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, không căng thẳng và áp lực về cả tinh thần và cơ thể.
Chuột rút:
Chuột rút ở chân là một tình trạng co thắt do sự tích tụ acid ở các cơ vùng chân. Đây là một vấn đề thường gặp, xảy ra tới khoảng một nửa số phụ nữ mang thai, thường là vào ban đêm khi cơ thể đang nghỉ ngơi. Chuột rút ở chân thường xảy ra trong giai đoạn thứ hai (tuần 13 – 27) và giai đoạn thứ ba (tuần 28 đến khi sinh) của thai kỳ.
Khi gặp phải tình trạng chuột rút ở chân, có một số cách bạn có thể giảm nhẹ tình trạng này:
- Đi dạo: Đi bộ nhẹ một vài vòng có thể giúp giãn cơ và giảm căng thẳng trong cơ khi bị chuột rút.
- Kéo căng và xoa bóp cơ: Xoa bóp nhẹ nhàng và kéo căng các cơ bị chuột rút có thể giúp giảm sự tích tụ acid
- Chườm túi ấm lên chân: Giúp cải thiện sự tuần hoàn máu và làm giảm cơn chuột rút.
Thèm ăn:
Trong thai kỳ, bạn có thể thèm ăn những loại thực phẩm phổ biến như sữa và các sản phẩm từ sữa, vì chúng cung cấp năng lượng và canxi quan trọng cho cả bạn và thai nhi. Bên cạnh đó, bạn có thể thay đổi khẩu vị như là thấy chán ghét những món trước đây mình thích ăn và ngược lại thèm ăn những món trước đây mình không thích.
Choáng váng:
Bạn có thể cảm thấy choáng váng khi mang thai. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến não không nhận đủ máu và oxy.
Bạn có thể cảm thấy choáng váng khi đứng dậy quá nhanh hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn hạn chế cảm giác choáng váng:
- Sau khi ngồi hoặc nằm thì hãy đứng dậy từ từ.
- Nếu như bạn cảm thấy choáng váng khi đứng yên, thì nhanh chóng tìm chỗ ngồi và cơn choáng váng sẽ qua đi.
KẾT BÀI
Trên đây là 10 dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể nhận thấy được thông qua thay đổi của cơ thể mình. Nếu xuất hiện những dấu hiệu như trên, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Nếu còn có thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 037 4444 015 để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn.
Xem thêm: Bật mí các tác dụng của Omega 3 đối với bà bầu và thai nhi
Tài liệu tham khảo
- Signs and symptoms of pregnancy, NHS, truy cập ngày 11/11/2023
- Pregnancy – signs and symptoms – Better Health Channel, truy cập ngày 11/11/2023