Theo quan niệm từ xa xưa, nhiều bậc cha mẹ tin rằng trẻ đầu to sẽ thông minh hơn. Vậy điều này có thực sự đúng hay không? Hãy cùng Ocean Omega3 Series tìm câu trả lời cho thắc mắc này nhé!
Kích thước vòng đầu trung bình của trẻ là bao nhiêu?
Dựa trên số liệu chuẩn về chu vi vòng đầu của trẻ, bố mẹ có thể xác định con mình có đang phát triển bình thường hay không:
- Trung bình trẻ sơ sinh có số đo vòng đầu nằm trong khoảng từ 34 – 35cm
- Trong 3 tháng đầu, chu vi vòng đầu của sẽ tăng khoảng 2cm/tháng
- Từ 4 – 6 tháng tuổi, chu vi này sẽ tăng đều đặn khoảng 1cm/tháng
- Từ 6 tháng đến 1 tuổi, vòng đầu của bé sẽ tăng nhẹ khoảng 0.5cm/tháng
Cụ thể, bố mẹ có thể tham khảo chỉ số trung bình về chu vi vòng đầu của trẻ theo từng độ tuổi dưới đây:
– Trẻ sơ sinh, chu vi vòng đầu trung bình là 34,8 cm.
– Trẻ 3 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình là 40 cm.
– Trẻ 12 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình là 45 cm.
– Trẻ 15 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình là 45,8 cm.
– Trẻ 18 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình là 46,5 cm.
– Trẻ 24 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình là 47,5 cm.
– Trẻ 30 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình là 48,2cm.
– Trẻ 36 tháng tuổi, chu vi vòng đầu trung bình là 48,6 cm.
Nếu vòng đầu của bé phát triển lớn hơn so với số liệu trên thì sẽ được coi là một chiếc đầu “lớn”.
Trẻ đầu to có thông minh hơn không?
Theo nghiên cứu mới từ nguồn tài nguyên y tế Vương quốc Anh UK Biobank, những đứa trẻ sinh ra với hộp sọ lớn hơn thực sự có khả năng thông minh hơn.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Molecular Psychiatry (Tâm thần học phân tử) đã xem xét mối liên hệ giữa gen, chỉ số IQ và sức khỏe tổng thể. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ hơn 100.000 người. Họ phát hiện ra rằng những người sinh ra với đầu to dễ dàng tốt nghiệp đại học hơn cũng như đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra lý luận bằng lời nói và số học. Những đứa trẻ sinh ra với chu vi vòng đầu lớn hơn mức trung bình 34.3 – 35.6cm có khả năng bộc lộ trí thông minh cao hơn sau này.
Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, đầu to sẽ có nhiều tế bào thần kinh trong não hơn. Điều này sẽ khiến trẻ có tư duy nhạy bén và năng lực giải quyết vấn đề tốt hơn.
Tuy vậy, sau cùng, các nhà khoa học vẫn chưa thể đi đến kết luận liệu trẻ đầu to có thông minh hay không. Nhưng tất cả đều ủng hộ quan điểm “người có sức khỏe chung tốt hơn sẽ có khả năng thông minh hơn”.
Một ví dụ thực tế cho thấy, Albert Einstein – nhà khoa học thiên tài của thế giới cũng được sinh ra với một chiếc đầu bình thường, thậm chí có phần nhỏ hơn kích thước chuẩn. Và điều đó hoàn toàn không cản trở tư duy, trí thông minh cũng như việc ông đã khám phá ra Thuyết tương đối và cống hiến cho sự phát triển của toàn nhân loại.
Các phương pháp can thiệp sớm giúp tăng cường trí thông minh cho con
Đầu to không phải là yếu tố quyết định trí thông minh của con, thay vào đó bố mẹ hãy tập trung vào chế độ dinh dưỡng và tinh thần của con, có cách nuôi dạy con khoa học, giúp con phát triển toàn diện. Việc nuôi dưỡng thích hợp trong giai đoạn đầu đời và cung cấp một môi trường giáo dục phù hợp là rất quan trọng để trẻ có thể phát huy năng lực thực sự của mình. Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng:
- Về chế độ ăn: Bố mẹ hãy bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho não bộ và thị giác như Omega 3, DHA, vitamin, khoáng chất, chất xơ,… Đồng thời tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chẳng hạn như đồ ăn vặt nhiều đường, nhiều gia vị, đồ chiên rán dầu mỡ, hay các loại thức ăn nhiều chất bảo quản, phẩm màu hóa học,…
- Cho trẻ vận động thường xuyên sẽ giúp giải phóng tối đa cơ thể. Từ đó giúp trẻ có được sự tự tin, năng lực tích cực, tâm trí thoải mái để học tập. Đặc biệt ở thành phố, bố mẹ có thể cho con đi chơi, đi tập thể dục trong công viên cùng mình để con có cơ hội được chạy nhảy và khám phá thế giới thay vì chỉ gò bó trong nhà.
- Đọc sách, đọc truyện cùng con. Bố mẹ có thể giúp con hình thành thói quen đọc sách từ sớm. Đây không chỉ là cách giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ mà thúc đẩy khả năng ngôn ngữ, tăng cường tư duy và trí tưởng tượng của bé.
- Kích thích não bộ qua âm nhạc: m nhạc có thể cải thiện chỉ số IQ và phát triển não bộ. Không những thế, giai điệu vui tươi mang đến cho trẻ sự hạnh phúc, lạc quan, hạn chế căng thẳng, lo âu và rối loạn giấc ngủ
- Chơi cùng bé những trò chơi trí tuệ để “rèn luyện” trí não. Bố mẹ hãy lựa chọn những trò chơi làm tăng tính kiên nhẫn, sự tập trung và ghi nhớ của trẻ như: ghép hình, rubik, giải đố, tô màu, trò chơi “nhập vai”,…
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc“trẻ đầu to có thông minh không” Hy vọng những chia sẻ sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ vấn đề và có thêm những phương pháp nuôi dạy trẻ tốt hơn và cải thiện trí thông minh của trẻ.
Xem thêm: Ăn cá có giúp con thông minh không? Bật mí 5 loại cá giàu Omega 3 giúp tăng IQ cho bé!