Chắc chắn rằng mọi mẹ bầu đều quan tâm đến dinh dưỡng ngay từ khi bắt đầu thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cụ thể dinh dưỡng trong mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau như nào, mình nên có chế độ ăn như thế nào để đảm bảo thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất? Vì vậy, cùng Ocean Omega 3 Series tìm hiểu các thông tin về chế độ dinh dưỡng bà bầu trong từng giai đoạn của thai kỳ sau đây.
Mục lục
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi
Việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm theo mỗi thời kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và mẹ.
Khi mẹ có chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (Vitamin, khoáng chất, Canxi, Acid folic, Omega 3, Protein, Sắt, Kẽm) sẽ giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt. Dinh dưỡng trong khoảng thời gian thai kỳ quyết định đến cân nặng và sự phát triển trí não của thai nhi.
Dưỡng chất cung cấp cho thai nhi đều phụ thuộc hết vào dinh dưỡng của người mẹ. Những chất dinh dưỡng được người mẹ hấp thụ sẽ đi vào máu, vận chuyển qua nhau thai và cung cấp cho thai nhi. Vì thế mẹ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cả mẹ và con có đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu mẹ bầu không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, có thể dẫn đến con sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu suốt thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ trải qua nhiều biến đổi để chuẩn bị cho sự ra đời của con. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn thực phẩm hàng ngày để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải đảm bảo dùng đủ 4 nhóm dưỡng chất: nhóm chất bột đường (gạo, mì, ngô, khoai); nhóm chất đạm (thịt, tôm, cá, trứng, cua, đậu đỗ); nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc). nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ:
- Tránh thực phẩm không an toàn: không ăn thực phẩm chưa qua nấu chín, hoặc chứa quá nhiều gia vị và các loại thực phẩm không được nấu chín kỹ.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết, bao gồm Vitamin A, B, C, D, E, K, Canxi, Acid folic, Omega 3, Protein, Sắt, Kẽm, Iốt,
- Uống đủ lượng nước: Uống ít nhất 8 ly nước hoặc nước trái cây mỗi ngày để tránh táo bón và đảm bảo sức khỏe cho bạn và thai nhi.
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng với liều lượng thích hợp.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Giai đoạn hình thành cơ quan và tổ chức của thai nhi, bao gồm tủy sống, não, phổi, gan, tim, và nhiều cơ quan quan trọng khác, là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.
- Có đến 60% khối lượng vật chất trong cấu trúc não là chất béo, trong đó chủ yếu là omega (DHA, EPA, ALA).Vì vậy, việc duy trì cân bằng và cung cấp đủ lượng Omega 3, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời của bé, rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ.
- Nếu mẹ bổ sung Axit folic (vitamin B9) và Vitamin B12 thì có thể giảm thiểu đến 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở con.
- Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin, đây là chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu và vận chuyển oxy tới các cơ quan và tế bào trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cần cung cấp một lượng sắt lớn hơn gấp khoảng 2 lần so với phụ nữ không mang thai. Sự bổ sung sắt này giúp cơ thể sản xuất thêm máu để cung cấp oxy cho sự phát triển của thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi, đặc biệt về khung xương và chiều cao, cần phải cung cấp cho trẻ:
- Canxi, thành phần chính cấu tạo nên răng và khung xương cho bé. Khi không hấp thụ đủ lượng canxi, bé sẽ cần lấy từ xương của mẹ.
- Vitamin D, để giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho hiệu quả hơn để hình thành hệ xương. Ngoài ra, ở giai đoạn này, mẹ cần bổ sung các vitamin và khoáng chất sau:
- Vitamin B1, để tránh tình trạng tê phù ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
- Kẽm, để tránh tình trạng thiếu kẽm có thể dẫn đến thai nhi nhẹ cân và giới hạn sự phát triển chiều cao.
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, mẹ cần tiếp tục bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin D, vitamin B12, vitamin B1, vitamin C, axit folic, canxi, sắt, và kẽm. Đặc biệt, việc bổ sung Omega 3 suốt thai kỳ là rất quan trọng:
- Giúp thúc đẩy phát triển và tăng trưởng của thai nhi, hỗ trợ sự thông minh và sự sáng mắt, đồng thời hỗ trợ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.
- Giảm nguy cơ trầm cảm trong và sau khi sinh.
- Giảm nguy cơ sinh non.
- Hỗ trợ hình thành màng bảo vệ và trao đổi chất cho thai nhi.
Kết bài
Tóm lại, ở mỗi thời kì của thai kỳ, đều cần có chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu phù hợp. Dinh dưỡng của mẹ bầu có tác động rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu phải chú ý thực hiện một chế độ dinh dưỡng đúng cách theo từng thời kỳ, đảm bảo mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, mẹ bầu có thể dùng thêm thực bổ sung Ocean Mummy – giúp bổ sung Omega 3 (EPA, DHA) và các vitamin, khoáng chất thiết yếu khác trong suốt thời kỳ mang thai, thúc đẩy phát triển não bộ của thai nhi.. Ngoài ra, Ocean Mummy cũng giúp thai phụ duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ tiền sản giật, trầm cảm sau sinh và giảm nguy cơ sinh non.
Ocean Mummy nằm trong bộ sản phẩm Ocean Omega 3 Series – Omega 3 cao cấp đến từ thương hiệu Orzax giúp chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Sản phẩm hiện được lưu hành trên 30 quốc gia, là lựa chọn hàng đầu của hàng triệu gia đình trên khắp Thế giới.
Nếu bạn có vấn đề cần giải đáp, liên hệ ngay hotline 037.4444.015 hoặc website https://ocean-omega3.vn/ để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Xem thêm : 9 tác dụng của Omega 3 đối với sức khỏe và những điều bạn không thể “bỏ lỡ”
Tài liệu tham khảo
- “Omega-3 fatty acids EPA and DHA: health benefits throughout life” (2012). Danielle Swanson 1, Robert Block, Shaker A Mousa, NCBI, Truy cập ngày 05/11/2023